Quên mật khẩu Go88

咨询热线:
Quên mật khẩu Go88
Tìm kiếm phổ biến:

Kênh đào Panama, huyết mạch ông Trump muốn Mỹ giành quyền quản lý

go88 live Lượt Xem:148 Cập Nhật:2024-12-28 00:24

Kênh đào Panama, huyết mạch ông Trump muốn Mỹ giành quyền quản lý

Kênh đào Panama, huyết mạch hàng hải nối giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, là kết quả của quá trình xây dựng lâu dài, tốn kém và nhiều tranh cãi.

Ông Donald Trump tối 21/12 đăng bài trên mạng xã hội chỉ trích Panama vì tính phí sử dụng kênh đào Panama quá cao với các tàu hải quân và thương mại Mỹ. Tổng thống đắc cử cảnh báo Washington có thể đòi lại quyền quản lý kênh đào Panama, lần hiếm hoi một lãnh đạo Mỹ để ngỏ khả năng buộc một quốc gia có chủ quyền bàn giao lãnh thổ.

Động thái làm dấy lên căng thẳng vốn đã tồn tại từ lâu liên quan kênh đào Panama, một huyết mạch quan trọng của hàng hải quốc tế. Đây là công trình có vị trí chiến lược, giúp "cách mạng hóa" ngành vận tải biển vì rút ngắn hơn 12.800 km trong quãng đường giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, tương đương 22 ngày di chuyển.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu tại sự kiện ở thành phố Phoenix, bang Arizona ngày 22/12. Ảnh: AFP

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump phát biểu tại sự kiện ở thành phố Phoenix, bang Arizona ngày 22/12. Ảnh: AFP

Kênh đào Panama dài 82 km, gồm nhiều "cổng ngăn" và hồ dự trữ. Các tàu sẽ di chuyển qua hồ Gatun, cao hơn mức nước biển 26 m. Mỗi tàu sẽ cần 200 triệu lít nước bơm từ hồ dự trữ vào kênh để qua bên kia đại dương. Kênh đào giúp các doanh nghiệp Mỹ tiết kiệm đáng kể thời gian và nhiên liệu, cho phép vận chuyển nhanh hơn, đặc biệt là với những hàng hóa nhạy cảm, quan trọng.

Ý tưởng về một kênh đào cắt ngang qua Panama ở Trung Mỹ được cho là xuất hiện từ những năm 1530, khi thực dân Tây Ban Nha đô hộ khu vực. Đến năm 1878, Colombia khi đó đang kiểm soát và coi Panama là một tỉnh, ký thỏa thuận với Pháp để khởi công dự án.

Dự án xây dựng kênh đào của Pháp phá sản năm 1899, sau 9 năm triển khai do thiếu vốn và những tổn thất quá lớn về nhân mạng. 22.000 công nhân tham gia đào kênh đã thiệt mạng, chủ yếu vì tai nạn lao động và bệnh nhiệt đới.

Năm 1903, Mỹ đề xuất tiếp tục dự án nhưng bị Colombia từ chối. Tổng thống Mỹ khi đó là Theodore Roosevelt đáp trả bằng cách triển khai tàu chiến áp sát Panama từ cả hai bờ đại dương, bày tỏ ủng hộ phong trào Separatist Junta do một số chủ đất Panama khởi xướng dưới sự lãnh đạo của Manuel Amador Guerrero nhằm ly khai khỏi Colombia.

Mỹ cũng soạn sẵn dự thảo hiến pháp để Panama công bố ngay khi giành độc lập từ Colombia, cho phép Mỹ "có quyền can thiệp vào bất cứ nơi nào ở Panama nhằm thiết lập hòa bình và trật tự".

Colombia điều quân di chuyển bằng tàu hỏa đến đàn áp phong trào ly khai, nhưng công ty đường sắt do Mỹ quản lý ở Panama đã ngăn đoàn tàu đến đích. Sự hiện diện của tàu chiến Mỹ ngoài khơi Panama cũng góp phần răn đe quân đội Colombia, Fishing Master W88 - Trải nghiệm game câu cá đỉnh cao tại W88 tạo điều kiện để Panama tuyên bố độc lập ngày 3/11/1903.

Ba ngày sau, Tầm Quan Trọng và Ứng Dụng Trong Văn Hóa Việt Nam Mỹ công nhận độc lập của Cộng hòa Panama và sau đó nhanh chóng ký hiệp ước Hay-Bunau-Varilla với quốc gia non trẻ này, Gem79 CNG Game Quốc Tế – Cảm Nhận Chơi Game Mới Mẻ Với Những Trải Nghiệm Đặc Sắc cho phép Mỹ sở hữu vĩnh viễn và độc quyền đối với Khu vực Kênh đào Panama. Mỹ trả cho Panama 10 triệu USD, sau đó trợ cấp thêm 250.000 USD cho các quyền này.

Mỹ hoàn thành dự án kênh đào sau 10 năm với khoản đầu tư 380 triệu USD. Kênh đào Panama khánh thành ngày 15/8/1914, tàu hơi nước Ancon là phương tiện đầu tiên đi qua tuyến đường. Một nghiên cứu ước tính khoảng 5.600 công nhân đã thiệt mạng trong quá trình xây dựng.

Sau khi hoàn thành, kênh đào được Mỹ và Panama đồng quản lý.

"Bằng việc kiểm soát kênh đào Panama, Mỹ có thể đảm bảo phí di chuyển qua tuyến hàng hải giữ ở mức thấp, từ đó thặng dư thương mại sẽ chảy về phía nhà sản xuất và tiêu dùng Mỹ", Noel Maure, cựu giáo sư Trường Kinh doanh Harvard, lý giải.

Tuyến đường thủy còn tác động cả về mặt quân sự, giúp tàu chiến Mỹ có thể di chuyển nhanh chóng giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương,Quên mật khẩu Go88 đóng vai trò quan trọng trong Thế chiến II.

Vị trí kênh đào Panama. Đồ họa: BBC

Vị trí kênh đào Panama. Đồ họa: BBC

Nhưng kênh đào Panama cũng là nguồn cơn châm ngòi căng thẳng giữa Washington và Panama City trong thế kỷ 20. Ngay sau khi kênh đào đi vào hoạt động, nhiều người dân Panama đã hoài nghi tính hợp lệ khi Mỹ kiểm soát công trình, dẫn đến cái gọi là "cuộc đấu tranh thế hệ" để giành lại quyền quản lý kênh đào.

Mỹ từ bỏ quyền can thiệp vào Panama những năm 1930. Đến thập niên 1970, khi chi phí quản lý kênh đào tăng đáng kể, Washington bắt đầu đàm phán với Panama City để bàn giao dần công trình này.

Mỹ và Panama sau đó ký hai văn kiện, gồm Hiệp ước Trung lập Vĩnh viễn, cho phép Washington có quyền hành động để đảm bảo kênh đào luôn hoạt động và an toàn, và Hiệp ước Kênh đào Panama, ấn định thời gian hoàn tất bàn giao quản lý vào tháng 12/1999.

Các thỏa thuận được duy trì ngay cả khi Mỹ năm 1989 can thiệp vào Panama để lật đổ lãnh đạo Manuel Noriega. Người dân Mỹ ban đầu phản đối mạnh mẽ việc bàn giao quyền quản lý kênh đào cho Panama, nhưng quan điểm này dần thay đổi.

Sau chuyển giao, chính quyền Panama quản lý kênh đào hiệu quả hơn. Lưu lượng tàu qua công trình tăng 17% kể từ năm tài khóa 1999 đến 2004. Cử tri Panama ủng hộ mở rộng kênh đào để phục vụ tàu lớn hơn.

Quá trình này kéo dài từ năm 2009 đến 2016, với chi phí hơn 5,2 tỷ USD. Kênh đào giờ đây có thể tiếp nhận tàu rộng 49 m, dài 366 m. Nguồn thu từ kênh đào đóng góp 6% vào GDP Panama. Nước này đã thu ngân sách hơn 28 tỷ USD kể từ năm 2000.

Khoảng 5% tổng giá trị thương mại toàn cầu được vận chuyển qua kênh đào Panama, kết nối hơn 1.900 cảng tại 170 quốc gia. Mỹ là quốc gia sử dụng kênh đào nhiều nhất, chiếm 74% lượng hàng hóa, Trung Quốc đứng thứ hai, chiếm 21%.

Với tần suất sử dụng nhiều, Mỹ bị ảnh hưởng đáng kể khi phí qua kênh đào tăng. Tình trạng hạn hán do biến đổi khí hậu bắt đầu tác động đến công trình từ cuối năm 2023. Mực nước trong các hồ chứa chỉ đáp ứng được 22 tàu qua kênh mỗi ngày so với mức thông thường 36 tàu.

Các tàu buộc phải xếp hàng chờ nhiều tuần hoặc trả thêm lên tới 4 triệu USD dể được ưu tiên. Lưu lượng tàu qua kênh giảm hơn 30% trong năm tài chính kết thúc tháng 9/2024.

Lượng mưa gần đây dần trở lại gần như trước, giúp Panama tăng số lượng tàu qua kênh để giảm tắc nghẽn. Nước này thông báo sẽ tăng phí và áp thêm một số phụ phí từ đầu năm 2025, nhằm cải tiến kênh đào, đáp ứng nhu cầu của vận tải biển hiện đại.

Một tàu hàng di chuyển qua kênh đào Panama ở thành phố Colon, Panama ngày 2/9. Ảnh: AP

Một tàu hàng di chuyển qua kênh đào Panama ở thành phố Colon, Panama ngày 2/9. Ảnh: AP

Hiện chưa rõ ông Trump muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama thế nào. Mọi nỗ lực của Tổng thống đắc cử sẽ gặp trở ngại đáng kể về mặt ngoại giao và pháp lý. Hiệp ước trung lập có hiệu lực vô thời hạn, mọi hành động ép buộc để kiểm soát kênh bị coi là vi phạm luật quốc tế và tổn hại đến quan hệ giữa Mỹ và Mỹ Latin.

"Có rất ít dư địa để xoay xở, trừ khi Mỹ can thiệp vào Panama lần hai để giành lại kênh đào Panama trên thực địa", Benjamin Gedan, giám đốc chương trình Mỹ Latin tại Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson, trụ sở Washington, nói với AP.

Gedan lưu ý Panama gần đây có quan hệ tốt với Trung Quốc, đồng nghĩa Mỹ có lý do chiến lược để giữ quan hệ thân thiện với một quốc gia Trung Mỹ. Panama còn là đối tác trong việc chặn dòng người di cư trái phép từ Nam Mỹ đến Mỹ, và đây cũng là ưu tiên chính sách của ông Trump nhiệm kỳ hai.

"Nếu muốn đấu tranh với Panama về một vấn đề nào đó, bạn không còn cái cớ nào tệ hơn kênh đào", Gedan nói.

Như Tâm (Theo Economist, Reuters, AP)

Thông tin được đề xuất

go88 live